1. Cài đặt Google Search Console (Google Webmaster Tool)
Cài đặt Google Search Console (tên cũ là Google Webmaster Tools) cho website là cực kỳ quan trọng để giúp tối ưu website của bạn đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google hay còn gọi là quá trình SEO (Search Engine Optimization).
Có được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google sẽ giúp cho khách hàng hoặc bạn đọc tiếp cận được các bài viết hoặc dịch vụ trên website của bạn. Đó chính là điều mà tất cả những ai làm chủ website đều mong muốn.
Cụ thể, công cụ này cung cấp các công cụ và báo cáo như:
- Xác nhận website của bạn được tìm thấy bởi Google.
- Sửa các lỗi về lập chỉ mục và yêu cầu lập chỉ mục cho các bài viết mới hoặc bài viết được updated.
- Xem các dữ liệu về lượng truy cập tới website thông qua kết quả tìm kiếm Google (organic traffic) như: lượng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm (impression), các từ khóa mọi người tìm kiếm và thứ hạng, tỉ lệ click CTR, v.v…
Nhận các cảnh báo từ Google khi có các vấn đề về lập chỉ mục, tác vụ thủ công, và các vấn đề khác liên quan đến website.
- Dữ liệu về backlinks tới website.
- Gửi sitemap.
- Loại bỏ trang web không mong muốn khỏi kết quả tìm kiếm Google.
2. Cài đặt Google Tag Manager
Google Tag Manager cũng là một công cụ cực kỳ quan trọng, là công cụ quản lý thẻ do Google tạo ra nhằm hỗ trợ các cho các nhà quản trị web và các những người làm digital marketing. Với công cụ này ta có thể thực hiện mọi thao tác đo lường, phân tích hiệu quả chiến dịch quảng cáo mà không cần mất nhiều thời gian và sự hỗ trợ của các bạn kỹ thuật về website.
Google Tag Manager sẽ mang lại các lợi ích sau:
Đối với quản trị web:
Chỉ cần chèn duy nhất thẻ Google Tag Manager vào web, các thẻ khác như Google Analytics, Histats,… sẽ tạo trong GTM từ đó giúp web tải nhanh hơn. Vì các thẻ khác bạn đã thêm trong GTM nên khi thay đổi theme, nâng cấp code web bạn chỉ cần thêm duy nhất thẻ GTM là xong.
Đối với Digital Marketing
- Không cần nhờ đến coder vẫn có thể tự thêm code mình muốn vào web.
- Dễ dàng chèn các code tracking như Adwords Remarketing, Adwords Conversion Code, Facebook Pixel Code,…
- Có thể tự thêm các mã HTML tùy chỉnh hoặc bất cứ code gì vào web.
3. Cài đặt Google Analytics
Google Analytics (viết tắt là GA) là một dịch vụ miễn phí của Google, cho phép tạo ra các bảng thống kê chi tiết về khách (traffic) đã viếng thăm một trang web.
- Ví dụ : Bạn là chủ của Website zozo.vn. Sau khi cài đặt Google Analytics cho website, bạn có thể biết được:
- Những người truy cập vào webiste của bạn ở Cà Mau, Bạc Liêu, Hồ Chí Minh hay ở nước ngoài…
- Bao nhiêu trong đó là nam, bao nhiêu là nữ và họ bao nhiêu tuổi?….
- Họ dùng máy tính, điện thoại…Chạy hệ điều hành nào?
Bao nhiêu phần trăm người truy cập đến từ Google (tìm kiếm tự nhiên); bao nhiêu đến từ các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram… bao nhiêu gõ trực tiếp vào trình duyệt?…
Họ xem những trang nào trong Website của bạn? Họ ở lại bao lâu? Họ rời đi ngay sau khi xem trang đầu tiên hay di chuyển sang trang khác…
Họ truy cập vào thời gian nào? Hiện tại có bao nhiêu người đang xem?…
4. Cài mã tiếp thị lại Google Ads Remarketing
Quảng cáo Remarketing Google cung cấp cho người dùng các tùy chỉnh, tính linh hoạt. Từ đó, bạn có thể phân phối được những chiến dịch của mình một cách hiệu quả. Dưới đây là những ưu điểm:
Các đối tượng sẽ được điều chỉnh.
Có chiều sâu và khả năng hiển thị rộng khắp. Phía cá nhân, doanh nghiệp có thể đưa ra những thông điệp quảng cáo của mình để tiếp cận được tới danh sách khách hàng tiếp thị lại trong thời gian một giờ, một tháng, một năm.
Có thể nhắm mục tiêu, ngữ cảnh theo chủ đề: Người dùng có thể tăng, giảm giá thầu dựa vào hiệu suất của website hoặc giới hạn những quảng cáo trên Google Adwords của mình cho những website ở nơi quảng cáo hoạt động tốt nhất.
Hiệu quả cao, tối ưu chi phí: Với việc nhắm mục tiêu cụ thể, quảng cáo sẽ chỉ xuất hiện với những ai đã từng truy cập vào website của bạn.
5. Cài đặt mã Pixel Facebook
Mã pixel Facebook thực chất là một đoạn mã HTML cài vào website của bạn. Bạn có thể liên tưởng nhiệm vụ của nó cũng tương tự với mã code Google Analytics. Bạn sẽ theo dõi được các đối tượng đang truy cập website, họ đang thực hiện hành động gì trên website của các bạn.
Mã Pixel Facebook giúp bạn đánh giá được hiệu quả chuyển đổi hành động và người nào click vào bạn thông qua quảng cáo Facebook. Sau đó bạn có thể xây dựng, thay đổi, cải thiện được website.
Và điều đặc biệt quan trọng nữa là các bạn cần có thể sử dụng dữ liệu thu thập từ đoạn mã Facebook Pixel này để triển khi các chiến dịch quảng cáo Remarketing trên Facebook. Khi đó nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng được hướng đến chính là những khách hàng đã từng truy cập vào website của các bạn. Họ có thể xem thông tin về sản phẩm nhưng chưa đi đến một hành động chuyển đổi nào cả như là đặt hàng hay thanh toán.
6. Cài đặt theo dõi chuyển đổi từ Website trên Google Ads
Việc thiết lập tính năng theo dõi lượt chuyển đổi trong Google Ads rất quan trọng để tạo nên chiến dịch thành công. Đặc biệt việc theo dõi lượt chuyển đổi từ Website sẽ giúp bạn biết được những hành vi của khách hàng sau khi nhấp vào quảng cáo của bạn là gì. Họ có thể mua sản phẩm, click xem bảng giá, chat hỗ trợ hay gọi điện qua hotline để được tư vấn.
Lượt chuyển đổi là gì?
Lượt chuyển đổi là một hành động được tính khi ai đó tương tác với quảng cáo hoặc trang thông tin miễn phí về sản phẩm/dịch vụ. Như nhấp vào quảng cáo dạng văn bản hoặc xem quảng cáo dạng video. Tiếp đó thực hiện hành động mà bạn xác định có giá trị với doanh nghiệp như mua hàng trực tuyến hoặc gọi điện.
Vì sao cần cài đặt theo dõi chuyển đổi Google Ads?
-
Xem từ khoá quảng cáo, nhóm quảng cáo, chiến dịch có hiệu quả trong việc thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động có giá trị hay không.
-
Hiểu lợi tức đầu từ ROI và đưa ra quyết định sáng suốt về chi tiêu quảng cáo của bạn.
-
Tối đa hoá lượt chuyển đổi, CPA mục tiêu và ROAS mục tiêu để tự động tối ưu hoá các chiến dịch theo mục tiêu kinh doanh.
-
Xem xét số lượng khách hàng có thể tương tác với quảng cáo trên một thiết bị hoặc trình duyệt này với chuyển đổi trên một thiết bị hoặc trình duyệt khác.